Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2017 (từ 16/8/2017 đến 31/8/2017) đạt hơn 20,76 tỷ USD, tăng 20,3% tương ứng tăng gần 3,51 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8/2017. Mở đầu giai đoạn chạy đua giữa các nhà cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu và vận chuyển.

Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 8/2017 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng/2017 đạt gần 270,91 tỷ USD, tăng 20,9% tương ứng tăng hơn 46,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

dịch vụ xuất nhập khẩu - kaftrans

 

Trong kỳ 2 tháng 8/2017 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 1,55 tỷ USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước 8 tháng/2017 về mức thâm hụt gần 842 triệu USD, bằng 0,6% kim ngạch xuất khẩu.

Về tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2017 đạt gần 11,16 tỷ USD, tăng 29,4% (tương ứng tăng hơn 2,53 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 8/2017.

Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 8/2017 tăng so với kỳ 1 tháng 8/2017 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 43,4%, tương ứng tăng 736 triệu USD so với kỳ 1 tháng 8/2017; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 43,9%, tương ứng tăng 436 triệu USD; hàng dệt may tăng 26,4%, tương ứng tăng 312 triệu USD; sắt thép các loại tăng 104,3%, tương ứng tăng 92 triệu USD; hàng thủy sản tăng 24,6%, tương ứng tăng 92 triệu USD; … Trong khi đó, than đá giảm 71%, tương ứng giảm 9 triệu USD; phân bón các loại giảm 31,7% tương ứng giảm 5 triệu USD.

Như vậy, tính đến hết tháng 8/2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 135,03 tỷ USD, tăng 19,3% tương ứng tăng hơn 21,84 tỷ USD  so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, về kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 96,83 tỷ USD, chiếm 71,71% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Đứng đầu trong bảng xếp hạng là Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,69 tỷ USD, tăng 18,05% (tăng 4,08 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là mặt hàng dệt, may, đứng ở vị trí t犀利士
hứ hai với giá trị kim ngạch 16,86 tỷ USD, tăng 8,22% (tăng 1,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ ba là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị kim ngạch 16,06 tỷ USD, tăng 42,12% (tăng 4,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đứng vị trí thứ tư là Giày dép các loại với giá trị kim ngạch 9,6 tỷ USD, tăng 12,54% (tăng 1,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đứng ở vị trí thứ năm là Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với giá trị kim ngạch 8,23 tỷ USD, tăng 31,47% (tăng 1,97 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đứng ở vị trí thứ sáu là Hàng thủy sản với giá trị kim ngạch 5,21 tỷ USD, tăng 20,05% (tăng 870 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực Việt Nam

>>>Xem thêm: nhà cung ứng dịch vụ khai thuế hải quan tại tphcm

 

Các vị trí tiếp theo thuộc về Gỗ và sản phẩm gỗ; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Hàng rau quả với giá trị kim ngạch lần lượt 4,91 tỷ USD; 4,58 tỷ USD và 2,35 tỷ USD.

READ  Vấn nạn vận tải: Càng mở rộng đường càng kẹt xe. Muốn hết kẹt? Phải thu phí!

Cà phê tụt xuống 1 bậc và đứng ở vị trí thứ mười với giá trị kim ngạch đạt 2,34 tỷ USD, tăng 3,54% (tăng 80 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2016.

 

Nguồn: tạp chí tài chính

Đánh giá chất lượng bài viết, dịch vụ