-Ngày 6/4, tại Hội thảo “Số hóa trong vận tải và Logistics” do Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức, các chuyên gia trong rằng, các doanh nghiệp cần số hóa trong vận tải và logistics nhằm tiết giảm chi phí.

Số hóa trong vận tải và logistics nhằm tiết giảm chi phí
Kéo giảm chi phí vận tải

Hiện nay, chi phí logistic tại Việt Nam vẫn còn cao chiếm 16,8%, cao hơn  so với mức trung bình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 12,5%.  Trong  cấu thành chi phí logistic, chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, việc cắt giảm chi phí logistic cho các doanh nghiệp, chủ yếu là cắt giảm chi phí vận tải như: giảm kẹt xe, giảm tình trạng quá tải…

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho rằng, hiện nay, trong chi phí logistics, chi phí vận tải chiếm từ 51 đến 59%. Trong đó, bao gồm vận tải trong nước và vận tải quốc tế. Đối với vận tải trong nước, sẽ có những giải pháp cụ thể để có thể giảm được chi phí này. Đó là, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng cá tuyến đường đường vận chuyển hàng hóa, giảm kẹt xe vào cảng… để tăng tỷ lệ quay vòng xe.

Theo ông Đào Trọng Khoa, Phó chủ tịch VLA, để giúp các doanh nghiệp số hóa trong vận tải và logistics, Chính phủ cần thể hiện vai trò quản lý Nhà nước đề ra lộ trình, giải pháp mang tính đột phá. Qua đó, thúc đẩy kiến tạo, cải tạo hạ tầng giao thông, giảm phí môi trường, giảm phí BOT… nhằm hướng đến giảm giá thành, cắt giảm phí logistic…

“Về bến bãi, hậu cần Logistic, Nhà nước cần quy hoạch bến bãi có nguy cơ dẫn đến kẹt xe, phát sinh chi phí  không hợp lý, trong đó có vai trò Sở Công thương tham mưu cho việc xây dựng đề án quy hoạch lại Trung tâm Logistic… Đồng thời, giao hàng điện tử (e/DO) có áp dụng chữ ký số trong mọi giao dịch sẽ tiết kiệm các chi phí, thời gian đi lấy chứng từ và rủi ro khi mang tiền trong người”, ông Đào Trọng Khoa, nhấn mạnh.

Song song đó, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải hiện chiếm 40% – 50%, so với  cách đây 2 năm, doanh nghiệp sử dụng phần mềm chỉ từ 15% – 20%. Các doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị trí trung bình nếu có giải pháp đón đầu, sẽ tiếp cận các doanh nghiệp Thái Lan, Singapore…

Ứng dụng công nghệ số

Chia sẻ về thực trạng chuỗi cung ứng logistics hiện nay, ông John Slattery, Giám đốc sản phẩm Yojee cảnh báo, ngành logistics toàn cầu đang phát sinh bất ổn, khối lượng hàng hóa tăng vọt, công nghệ tụt hậu, thông tin không chuẩn khớp,… chuỗi cung ứng được xây dựng khá phân mãnh, chủ yếu được xây dựng từ thập niên 90, không còn hiệu quả cho chuỗi cung ứng các ngành.

Cụ thể, từ bên gửi đến hãng vận tải – giao nhận – khách hàng là chặng cuối tăng 50% chi phí. Trong khi đó, những công ty lớn như Amazon, Uber đã ứng dụng công nghệ Blockchain tạo ra một cửa nhanh chóng, an toàn không giấy tờ, đơn giản hóa, tính kiểm soát, minh bạch về địa chỉ trả hàng, kẹt xe, giao hàng trong 2- 3 giờ hoặc trong ngày….

READ  Vấn nạn vận tải: Càng mở rộng đường càng kẹt xe. Muốn hết kẹt? Phải thu phí!

Về thực trạng giao nhận hiện nay, ông Nguyễn Thọ Toản, công ty Thái Sơn cho hay, các doanh nghiệp tốn chi phí cho nhân viên giao, nhận (D/O); in bộ lệnh gồm 4 liên, tốn chi phí và in ấn; doanh nghiệp nhập khẩu/người nhận hang đến văn phòng của hãng tàu, đại lý giao nhận chờ lấy D/O tốn thời gian, chi phí đi lại; rủi ro mang tiền trong người khi đi lấy D/O,…

Từ thực tế trên, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất cùng với những cơ chế chính sách của Chính phủ cũng nhu cơ quan quản lý Nhà nước, VLA cần giúp các doanh nghiệp vẫn còn hơn một nửa chưa ứng dụng công nghệ bằng cách tạo ra các dịch vụ hiện đại đón đầu, công nghệ đột phá: trí tuệ nhân tạo, dự án số hóa lượng giao hàng…

Bên cạnh giảm chi phí vận tải, một số đại biểu cũng cho rằng, chi phí dịch vụ logistics cao có liên quan đến công tác thông quan hàng hóa.  Trong đó, thời gian làm thủ tục hải quan chỉ chiếm 28%, số còn lại 72% từ các cơ quan quản lý chuyên ngành. Để giảm chi phí dịch vụ logistics, cần giảm số thời gian từ quản lý của cơ quan chuyên ngành. Cần kiến nghị ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiểu quả cổng một cửa quốc gia, minh bạch hóa quy trình thực hiện thủ tục XNK hàng hóa.

Đánh giá chất lượng bài viết, dịch vụ