Dịch vụ Logistics đang dần trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển ở tại Việt Nam cũng như quốc tế. Vì thế, một tấm bằng tốt ngành Logistics đang rất được săn đuổi trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Cùng tham khảo 5 lý do chính để bạn theo đuổi học ngành Logistics nhé:

Thị trường logistics
Thị trường logistics

Lý do #1: Lương bổng

Tiền lương là động lực làm việc chính của mỗi người, và nó cũng là yếu tố để đưa ra quyết định theo đuổi một ngành học nào đó.

Tại Việt Nam, các công việc Logistics khởi điểm hiện nay vừa rất đa dạng với mức lương rất cạnh tranh so với các ngành khác, bạn có thể dễ dàng kiếm được một công việc khi mới ra trường với mức lương khá (từ $300 trở lên).

Vào năm 2013, văn phòng thống kê lao động của Mỹ công bố mức thu nhập trung bình của nhân viên ngành Logistics là 73,400 đô la một năm. Chỉ sau một số năm kinh nghiệm, những người làm việc trong lĩnh vực này có thể kiếm được mức lương có 6 chữ số (USD) cho mỗi năm làm việc. Không tồi chút nào, đúng không?

Lý do #2: Cấp độ nào cũng có việc

Các công ty luôn cần nhân viên logistics để đảm bảo dòng chảy của chuỗi cung ứng. Cho nên, ngành logistics được đánh giá chứa đựng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Nếu có bằng sau Đại học trong ngành này, bạn có thể đủ tiêu chuẩn cho những vị trí lãnh đạo, nhưng bằng đại học cũng đủ để giúp bạn có một khởi đầu tốt đẹp. Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu cho người mới bắt đầu:

  • Lên kế hoạch hay phân tích – chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
  • Thu mua – Xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.
  • Chuyên viên kho hàng – chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
  • Điều phối viên chuyên về vận tải, nhân viên phân tích vận tải – quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khác hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
  • Điều phối viên sản xuất / Lên kế hoạch hoạt động / Phân tích viên – trợ giúp lịch trình sản xuất hàng hóa hàng ngày và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai.
  • Nhân viên cung cấp dịch vụ Logistics: bao gồm các vị trí trong một công ty 3PL như: Kinh doanh, hoạt động/điều phối, chăm sóc khách hàng …

Lý do #3: Cơ hội tiếp xúc nhiều lĩnh vực đa dạng

Logistics là một ngành đa dạng với rất nhiều phân ngành nhỏ, giúp cho ngày làm việc của bạn vừa thú vị mà cũng vô cùng thách thức. Bạn sẽ được học về các ngành công nghiệp khác nhau và chức năng của chúng. Bạn có thể làm cho những tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tất cả đều là lựa chọn do chính bạn đưa ra, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

See also  Vietnam's logistics industry faces many challenges in 2018

Một trong những cách giúp bạn tìm thấy ngành nghề phù hợp với mình là đi thực tập ngay khi đang còn học ở trường. Bạn có thể xin thực tập ở những tập đoàn lớn, những tổ chức phi lợi nhuận, những tổ chức của chính phủ, hoặc bất kì đâu cần những thực tập sinh đam mê với ngành logistics.

Lý do #4: Trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế

Có lẽ lý do thú vị nhất để bạn theo học ngành Logistics là bạn sẽ đạt được những kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường quốc tế. Bạn sẽ phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên toàn thế giới nếu công ty của bạn làm việc với những khác hàng nước ngoài. Biết đâu đấy, bạn cũng sẽ có được những cơ hội du lịch đến châu Á, Nam Mỹ hay bất kỳ nơi nào trên thế giới này, nhờ các cơ hội di chuyển trong công việc.

Lý do #5: Sự nở rộ của các khóa học chuyên nghiệp

Để có được một công việc tốt, bạn nên đầu tư theo học ngành Logistics một cách bài bản. Những chương trình đào tạo trong ngành Logistics có thể bao gồm những môn học như quản lý, hoạch định, quản lý chuỗi phân phối – hậu cần – cung ứng.

Theo LogisticsDegree

Đánh giá chất lượng bài viết, dịch vụ