Theo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan)- đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình DN ưu tiên, đến nay, cả nước có 64 doanh nghiệp được công nhận. Trong đó, Việt Nam có 25 doanh nghiệp và 39 doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh của Việt Nam với nước ngoài.
Riêng từ đầu năm 2017 đến nay có thêm 8 doanh nghiệp được công nhận. Doanh nghiệp mới nhất được Tổng cục Hải quan công nhận là Công ty TNHH Fuji Xerox Hải Phòng (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản).
犀利士
.org.vn/w570/Uploaded/tktrungthu/2018_02_26/nhat-ban_XYFG.jpg” alt=”Những doanh nghiệp Nhật Bản được ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.” width=”570″ height=”321″ />
Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đang đứng đầu về số với với 14 doanh nghiệp được công nhận. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tên tuổi như: Công ty TNHH Panasonic systems Networks; Công ty TNHH Canon Việt Nam; Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam; Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam…
Hàn Quốc là quốc gia có số lượng lớn thứ 2 với 12 doanh nghiệp được công nhận, trong đó phần lớn là các thành viên của Tập đoàn Samsung như: Công ty TNHH Sam sung Electronics Việt Nam; Công ty Sam sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Công ty TNHH Samsung Electronic Mechanics Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Display…
Ngoài ra là các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan, Italia, Đan Mạch và Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro).
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài được công nhận phần lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thì nhiều doanh nghiệp được công nhận trong nước liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nhất là sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Theo Cục Kiểm tra sau thông quan, thống kê mới nhất cho thấy, hết năm 2016, 64 doanh nghiệp ưu tiên có tổng trị giá kim ngạch XNK đạt 94 tỷ USD, chiếm 27% tổng trị giá kim ngạch XNK cả nước.