Do bản chất quốc tế của hoạt động hàng hải, tất cả các quốc gia đều nhận thấy rằng các hoạt động này sẽ có hiệu quả hơn nếu được điều phối bởi một cơ quan thường trực quốc tế. Từ ngày 19/02 – 06/03/1948 Hội nghị Hàng hải của LHQ đã được triệu tập tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư Vấn Liên Chính phủ về Hàng hải gọi tắt là IMCO (Organistation Intergouvernementale Consultative de la Navigation Maritime), tên gọi ngày nay là Tổ chức Hàng Hải Quốc tế (IMO).
CÁC CÔNG ƯỚC CỦA IMO
- Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948 (sửa đổi 1991, 1993).
- Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
- Công ước quốc tế về mạn khô, 1966.
- Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về mạn khô, 1966.
- Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969*.
- Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969.
- Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971.
- Công ước quốc tế về thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, 1971.
- Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972.
- Công ước quốc tế về an toàn Con-te-nơ, 1972.
- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm hàng hải do xả chất thải và các chất khác, 1972.
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973 (sửa đổi 1978, Phụ lục I và II).
- Công ước Athen về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển 1974.
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974.
- Nghị định thư 1978 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974.
- Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974.
- Nghị định thư sửa đổi Công ước Athen về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển, 1976.
- Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải, 1976.
- Nghị định năm 1976 sửa đổi Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải.
- Nghị định thư năm 1976 của công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu.
- Nghị định thư năm 1976 của công ước quốc tế về việc thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu.
- Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976.
- Công ước quốc tế Toremolinos về an toàn tàu cá, 1977.
- Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976 (sửa đổi 1998).
- Hiệp ước khai thác về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976.
- Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên, 1978, được sửa đổi 1995.
- Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979.
- Nghị định thư năm 1984 của công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu.
- Nghị định thư năm 1984 của công ước quốc tế về việc thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu.
- Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988*.
- Nghị định thư ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải đối với các giàn khoan cố định ở thềm lục địa, 1988.
- Nghị định thư 2005 sửa đổi Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988.
- Công ước quốc tế về cứu hộ, 1989.
- Nghị định sửa đổi Công ước Athen về vận chuyền hành khách và hành lý bằng đường biển, 1990.
- Công ước quốc tế về hợp tác, sẵn sàng và ứng phó đối với ô nhiễm dầu, 1990.
- Nghị định thư năm 1992 của công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu.
- Nghị định thư năm 1992 về công ước quốc tế về việc thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu.
- Công ước quốc tế về cầm giữ và cầm cố hàng hải, 1993.
- Nghị định thư Toremolinos 1993 liên quan đến Công ước quốc tế Toremolinos về an toàn tàu cá.
- Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường tổn thất đối với vận chuyển chất nguy hiểm, độc hại bằng đường biển, 1996.
- Sửa đổi công ước về Tổ chức vệ tinh di động quốc tế, 1998.
- Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, 1999.
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu, 2001.
Phần lớn các công ước được thông qua dưới sự bảo trợ của IMO hoặc các công ước mà IMO có trách nhiệm, được chia thành ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất liên quan đến an toàn hàng hải, nhóm thứ hai liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm biển, nhóm thứ ba liên quan trách nhiệm và bồi thường, đặc biệt là tổn thất gây ra bởi ô nhiễm. Ngoài các nhóm chính đó còn có các công ước khác liên quan đến tạo thuận lợi, đo lường trọng tải tàu, các hành động bất hợp pháp, cứu hộ…
>>>Xem thêm: dịch vụ khai thuế hải quan chuyên nghiệp tại tphcm